-
Liệu chúng ta đang sử dụng smartphone thật sự đúng cách?
Tác giả của bài viết hiện đang là sinh viên năm 1 cao học tại đại học Tổng hợp Jagiellonski chuyên ngành toàn cầu hóa và các vấn đề phát minh sáng chế.
Các cuộc cách mạng trong lĩnh vực ICT, điện tử viễn thông, điện thoại, cũng như trong vận chuyển đã ảnh hưởng rất lớn tới quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Trong thời đại kỹ thuật số, chúng ta có một thế giới "phẳng” [Thomas friedman - world is flat]. Số lượng người được truy cập internet cũng như sử dụng điện thoại ngày một tăng nhanh,
Số lượng điện thoại di động được sử dụng vào quí 4 năm 2012.
Hình 1 cho thấy tốc tộ gia tăng số lượng điện thoại di động ở một số quốc gia và khu vực. Chúng ta có thể thấy đáng chú ý nhất bao gồm Trung Quốc với việc gia tăng thêm 31 triệu di động, tổng các nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương 31 triệu, và Châu Phi 30 triệu di động được gia tăng trong quí 4 năm 2012.
Với việc gia tăng đáng kể số lượng điện thoại di động, các nước Châu Á mà đặc biệt là Châu Phi và Trung Quốc đang có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển ngành viễn thông của đất nước, giúp gia tăng mức độ mở cửa đối với các quá trình toàn cầu hóa.
Phần trăm số lượng điện thoại di động vào quí 4 năm 2012.
Trong hình 2 có thể thấy, ngoại trừ các nước phát triển như Tây Âu hay Châu Mỹ có chỉ số sử dụng điện thoại rất cao (ở Châu Âu là 133% riêng tây Âu là 128%) Trung Quốc và Ấn Độ cũng như các quốc gia thuộc khu vực Châu Khi đang tiến gần đến một con số lý tưởng.
Trong các bài báo gần đây, đã có nhiều thông tin về việc người Ấn Độ bỏ công việc outsourcing của mình để bắt đầu quay trở lại việc xây dựng hệ thống viễn thông của nước nhà. Với lợi thế là một nước có rất nhiều các kỹ sư tài năng cũng như có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, Ấn Độ sẽ sớm trở thành một cường quốc về mảng di động và thông tin liên lạc.
Nhưng liệu chúng ta có đang sử dụng đúng mục đích của một hệ thống viễn thông hiện đại, một hệ thống được xây ra nhằm mục đích tiện nghi hóa cuộc sống của con người.
Trong hình 3 dưới đây chúng ta sẽ nhìn qua cái cách mà con người hiện nay đang sử dụng điện thoại thông minh (smartphone):
Cách con người sử dụng điện thoại di động hiện nay.
Chúng ta có thể thấy người sử dụng điện thoại đang dùng rất nhiều thời gian cho việc truy cập vào internet, cho việc sử dụng các mạng xã hội, các mảng về multimedia và game. Tuy vậy vẫn có những sự khác biệt giữa văn hóa sử dụng điện thoại giữa các khu vực.
Trong báo cáo vào tháng 8 năm 2012 của Ericsson Consumerlab về Đông Nam Á và các nước Châu Á Thái Bình Dương, các tác giả đã cho thấy một cái nhìn khá rõ rệt về phương thức mà một người sử dụng điện thoại tại các nước phát triển và các nước nằm trong khu vực kinh tế mới (emerging markets).
Hình ở trên thể cho ta thấy khá rõ sự khác biệt trong phương thức sử dụng điện thoại của 2 nhóm nước, nhóm phía trên bao gồm các nước dã có nền công nghệ ICT phát triển và các nước có nền công nghệ ICT mới nổi. Khác biệt với các nước có nền công nghệ phát triển, khi mà mọi công việc được thực hiện dưới hình thức tin nhắn (thường là khá ngắn gọn và đầy đủ), các nước có nền ICT mới phát triển tốn nhiều thời gian hơn vào các cuộc gọi điện thoại thông thường.
Tại các nước phát triển người ta sử dụng nhiều thời gian hơn vào việc truy cập internet và tìm kiếm thông tin trên các trang mạng xã hội, cũng như sử lý email đều bằng qua điện thoại.
Việc sử dụng các ứng dụng hữu ích để tiện nghi hóa cuộc sống cũng được những người sử dụng tại các quốc gia phát triển làm rất tốt, người ta sẽ tốn rất ít thời gian để làm những công việc như, tìm kiếm đường đi ngắn nhất, tìm kiếm các cột rút tiền, tìm kiếm nhà hàng, tìm kiếm cửa hàng có các hàng hóa cần thiết, hoặc những điều tưởng chừng như đơn giản nhất đều được tiện ích hóa qua các ứng dụng của điện thoại di động.
Có rất nhiều người sử dụng điện thoại thông minh gặp rất nhiều khó khăn lúc mới sử dụng trong việc tìm kiếm những ứng dụng phù hợp cho bản thân, bởi thế mà đã có rất nhiều những ứng dụng được các nhà phát triển xây dựng để giúp đỡ người dùng điện thoại thông minh tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như hiểu được mình thật sự cần gì. Cơ chế những ứng dụng này rất đơn giản, mỗi ngày sẽ đưa ra một ứng dụng điện thoại giúp người dùng tìm hiểu công dụng và từ đó biết được mình cần gì, hoặc xây dựng những bộ lọc theo các nhóm ứng dụng nhằm cho phép người dùng tìm được những ứng dụng miễn phí hoặc giảm giá.
Các ứng dụng ở dạng trên có những ưu điểm sau: 1, hoàn toàn miễn phí – bản thân các ứng dụng trên thường là hoàn toàn miễn phí. 2, Các ứng dụng được khuyến nghị sử dụng bên trong các app trên cũng thường là 100% miễn phí. 3, Phù hợp với tất cả các điện thoại bởi không yêu cầu Jailbreak (với iOS) hoặc Root (với Android) mới có thể cài đặt được các ứng dụng bên trong.
Tuy vậy, các ứng dụng dạng này cũng có một vài nhược điểm như chất lượng app bên trong chưa thật sự cao, hoặc số lượng app chưa thực sự phong phú. Mặc dù vậy, cũng có nhiều quan điểm cho rằng, bản thân chợ ứng dụng hiện nay của iOS hoặc Google Play có quá nhiều ứng dụng. Do đó, với số lượng app khổng lồ như vậy sẽ tạo nên nghịch lý lựa chọn: càng nhiều ứng dụng, lại càng không biết lựa chọn ứng dụng nào. Điều này cũng giống như khi ta vào một cửa hàng sách tham khảo với quá nhiều tác giả, tác phẩm thì thường sẽ rất khó để có thể lựa chọn được một cuốn sách vừa ý. Đó cũng chính là luận điểm của một số nhà phát triển các app kể trên như Freeappaday hoặc Appoday.
Trên thị trường ứng dụng hiện nay, các ứng dụng kể trên đang ngày một phát triển, cả theo định hướng toàn cầu hóa lẫn nội địa hóa. Trong các ứng dụng này, trên thị trường quốc tế nổi tiếng nhất có lẽ là một số app tên tuổi như Appzapp, Freeappaday, Appoday…
Ở thị trường ứng dụng tiếng Việt, hiện cũng bắt đầu xuất hiện một ứng dụng theo hình thức như trên được phát triển cho hệ điều hành Android, tên là Vietapps Free. Ứng dụng này cung cấp cho người sử dụng Android Việt Nam mỗi ngày một ứng dụng miễn phí mới bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng ứng dụng này cũng bắt đầu dành được những phản ứng tích cực của người sử dụng Android Việt với xếp hạng 4.2 và trên 10000 lượt download.
Sự ra đời của Vietapps Free cho thấy rằng các nhà phát triển Việt cũng đang tỏ ra quan tâm và nghiên cứu các mô hình ứng dụng trên thế giới để nội địa hóa vào thị trường Việt Nam. Đây quả là một tín hiệu đáng khích lệ cho các nhà phát triển trong nước bởi nó thể hiện rằng các nhà phát triển trong nước cũng đang không ngừng nghiên cứu, nỗ lực nhằm xây dựng được những ứng dụng hữu ích, nội địa hóa vào thị trường Việt Nam, mặc dù về mặt ý tưởng có thể chưa được gọi là mới. Một điểm đặc biệt từ góc độ nhà phát triển của ứng dụng này đó là các nhà phát triển nắm khá rõ và hiểu văn hóa Việt, thông qua các lời chúc với người sử dụng vào các dịp lễ, bao gồm cả giỗ tổ Hùng Vương 10/3 vừa qua, các nhà phát triển đã thể hiện sự quan tâm đến người sử dụng, một điểm tuy còn nhỏ nhưng chưa nhiều nhà phát triển ứng dụng Việt làm được.
Có thể kết luận rằng, với công nghệ ngày một sự phát triển và sự bùng nổ của thiết bị cầm tay thông minh, hành vi, xu hướng tiêu dùng của con người cũng đang bị ảnh hưởng từng ngày. Mong rằng với tinh thần và truyền thống ham học hỏi, đội ngũ những nhà phát triển trong nước không ngừng nỗ lực tìm tòi và học hỏi để có thể xây dựng được những ứng dụng hữu ích cho cộng đồng người tiêu dùng Việt, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả trường quốc tế, cạnh tranh được với các nhà phát triển hàng đầu trên thế giới. Cá nhân tác giả bài viết này luôn tin tưởng mãnh liệt vào điều đó. Chúc các nhà phát triển App Việt thành công trên con đường chông gai đầy thử thách phía trước!
View more random threads:
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, xà gạc là một công cụ lao động được đa dạng dân tộc tiêu dùng. Mỗi dân tộc có một phương pháp rèn lưỡi và khiến cán khác nhau, nhưng nhìn chung cây...
Xà gạc - công cụ lao động độc đáo của đồng bào các dân tộc M’nông, Mạ