-
Mổ xẻ "bút thần kỳ" Apple Pencil - Hư là khỏi sửa
Các nhân viên trên iFixit đã "than trời" và bảo rằng nếu bạn muốn tự sửa cây bút chì của Apple thì nên sẵn sàng tiền để mua cái mới thì tốt hơn
Từ khi chiếc iPhone đầu tiên xuất hiện thì có lẽ Apple đã muốn “tận diệt” những chiếc bút stylus. Vậy mà giờ đây hãng lại làm ra một phụ kiện có giá đến 99USD dành cho chiếc iPad Pro mới toanh của mình, và đó chính là cây “bút chì” Apple Pencil. Apple Pencil có những tính năng đặc biệt khiến nó nổi trội hơn so với những đối thủ khác.
Nhưng đó là chuyện bên ngoài, còn bên trong thì sao? “Nội tạng”của nó trong như thế nào? Hãy cùng các nhân viên của trang iFixit “mổ xẻ” chiếc bút chì này và xem bên trong nó có gì nhé.
Thông tin cơ bản:
Apple không đưa ra nhiều chi tiết kỹ thuật của cây bút này, nhưng ta cũng biết được rằng nó có kết nối Bluetooth 4.1, pin 12 tiếng, dài 175mm, rộng 8.9mm, sạc bằng cổng Lightning, có tốc độ scan gấp đôi ngón tay người.

So sánh với chiếc Microsoft Surface Pen từ chiếc Surface Pro 4.


Chiếc “iPad Pencil” từ hãng 53. Nó chỉ hoạt động với ứng dụng Paper từ chính hãng 53, và có khá nhiều tính năng tương đồng với Apple Pecil. Rất dễ tháo ra và lấy pin, và đặc biệt là nó có “cục tẩy” ở đuôi bút.

Khi mua Apple Pencil thì chúng ta sẽ được tặng một đầu bút dự phòng và adapter Lightning-to-Lightning.
Bắt đầu mổ xẻ
Bước 1:


Phần nắp đậy cổng Lightning Connector sử dụng nam châm để gắn vào thân bút, nhưng chắc hẳn sau một thời gian sử dụng nó sẽ không cánh mà bay thôi. Tháo nắp lên thì bạn sẽ thấy số model number.
Bước 2:


Bắt đầu tháo phần đầu bút, tháo khá dễ với vài cái vặn là ra. Nhìn vào trong thì bạn sẽ thấy một vòng kim loại nhỏ nằm sâu trong đầu bút, Apple chắc hẳn đã thiết kế nó gần với màn hình nhất có thể để iPad Pro cảm nhận được góc viết và điều chỉnh nét bút chính xác.
Bước 3:

Tháo cổng Lightning Connector với dụng cụ iOpener để làm nóng cho chảy keo. Apple gọi đây là một cây Pencil-bút chì, chứ khong phải Pen/Stylus mà lại không có cục tẩy, chậc.


Sau một lúc thì iOpener vẫn chưa hoàn toàn mở được cổng Lightning Connector, vậy nên iFixit phải kéo nó ra và đã làm rách một dây cáp và sẽ không thể trả nó lại nguyên trạng như trước nữa.
Bước 4:



Sau một hồi kiểm tra đầu và đuôi bút thì không có cách nào mở được nó ra cả. Và iFixit phải cắt đôi cây Apple Pencil ra và phát hiện bên trong lớp vỏ nhựa là lớp vỏ bằng kim loại. Lúc này thì khỏi mơ mà ráp lại nữa.
Bước 5:

Phần vỏ kim loại bên trong của Apple Pencil. Ta sẽ thấy có những con ốc 3 cạnh, cần phải có tua vít đặc biệt để mở nó. Ngay dưới con ốc một chút ta thấy có các cổng kết nối nhỏ. Có thể là để test sản phẩm nội bộ của Apple.
Bước 6:



Sau một lúc cắt và nạy, cuối cùng cũng tiến đến lớp kim loại thứ hai của Apple Pencil. Đây là nơi chứa pin và anten. Viên pin lithium-ion với các thông số là 3.82V, 0.329Wh, 86mAh, chỉ bằng 5% so với iPhone 6s. Để so sánh thì chiếc Microsoft Surface Pen dùng 4 viên pin AAAA và người dùng có thể tự thay khi hết pin.
Bước 7:


Sau khi tháo lớp kim loại ra thì tháo tới anten Bluetooth, có màu đen và vàng. Sợi dây cáp mà iFixit là rách ban đầu chính là dây nối giữa cổng Lightning và pin. Ở đầu còn lại là một bo mạch được gập đôi lại với khá nhiều chip.
Bước 8:


Mở bo mạch ra, và thật ngạc nhiên là nó quá nhỏ và có trọng lượng chỉ 1 gram, các nhân viên iFixit cho rằng đây là bo mạch nhỏ nhất mà họ từng thấy. Trên bo mạch, ta sẽ thấy các con chip:
Màu đỏ là bộ xử lý ST Microelectronics STML151UCY6 Ultra-low-power 32-bit sử dụng kiến trúc ARM Cortex-M3 MCU
Màu cam là chip ST Microelectronics AS5C Y533 (cũng có mặt trong Apple TV 2015)
Màu vàng là chip L05286 QS4 VG Z SGP 528
Màu xanh lá là EWX 01129
Màu xanh dương là chip Cambridge Silicon Radio (Qualcomm) CSR1012A05 Bluetooth Smart IC
Bước 9:


Quay trở lại với vỏ kim loại, iFixit thử lấy đầu bút cảm ứng ra. Tiếp tục là một bo mạch cực nhỏ nữa, trên đó có một chip xử lý, và có 3 ngàm nối trên bo mạch, tương ứng với 3 ngàm trên thân bút. Có thể là để đo cảm biến lực nhấn dựa vào chuyển động của hai phần này.
Bước 10:

iFixit “tặng” cho Apple Pencil số điểm 1/10 (10 là dễ dàng sửa chữa nhất).

Điểm cộng là đầu bút và nắp đậy có thể thay thế nếu hỏng (hoặc nhiều khả năng hơn là bị mất).
Điểm trừ là Apple Pencil có lẽ được thiết kế để không thể nào mở ra sửa chữa được, bạn không thể mở nó mà không phá hỏng vỏ bút. Tiếp theo là các lớp vỏ kim loại muốn tháo ra thì chỉ còn cách xé rách chúng. Cuối cùng là viên pin, đủ xài cho 12 tiếng, không thể nào thay được.
Nguồn: iFixit
View more random threads:
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Lovense đã làm một sự kiện lớn trên trang web của họ về việc động cơ của Lush 2 mạnh mẽ nhưng vẫn tĩnh như thế nào, cho nên tôi chắc chắn đã có kỳ vọng cao về vấn đề này, và tôi phải nói rằng tôi...
Tổng hợp kinh nghiệm khi sử dụng Lush 2 – Dành cho nữ