Có thể nói, một trong những điểm hấp dẫn nhất của nền tảng
Android chính là tính mở của nó, cho phép các nhà sản xuất, các nhà phát triển, hay thậm chí là người dùng có thể thoải mái kiểm soát thiết bị của mình, tạo ra nét độc đáo riêng cho chúng.
Lịch sử làm
Theme
Một ví dụ giao diện thời sơ khởi
Đối với 1 người dùng phổ thông, một thao tác thay đổi hình nền đơn giản - có thể một hình nền động, hay 1 bộ icon và thêm vào 1, 2 widget mới cũng đã có thể gọi là đổi giao diện rồi. Nhưng với việc Android ngày càng phát triển và sự cạnh tranh giữa các OEM ngày càng dữ dội, người dùng bắt đầu nhận ra nhu cầu tuỳ biến của mình ngày càng gia tăng. Dần dần, một số OEM bắt đầu tự phát triển giao diện của riêng mình cùng với firmware chính chủ, nhưng sự thiếu linh hoạt của những giao diện nhà sản xuất này đã tạo ra 1 lỗ hổng, và Themer của MyColorScreen chính là công cụ vá lỗ hổng này tốt nhất. Themer giúp người dùng có thể thoải mái thay đổi nhiều giao diện đa dạng đẹp mắt với chỉ một thao tác đơn giản. Dù vậy, các OEM như Sony, Samsung và HTC cũng không ngừng lại mà vẫn đang tiến lên rất nhanh và cạnh tranh không kém phần quyết liệt.
Tuy nhiên, với những người dùng chuyên sâu, thiết kế giao diện Android có thể chia làm nhiều dạng khác nhau, từ những thay đổi đơn giản như custom launcher và Android pack, đến những tuỳ chỉnh cần root như custom font hay system themes. Và dần dần, những thay đổi đơn giản ở vế đầu càng trở nên dễ dàng khi T-Mobile ra mắt công cụ Theme Engine.
Ổn định và hữu hiệu, Theme Engine bắt đầu được tích hợp vào CyanogenMod. Ứng dụng này cho phép người dùng tải về nhiều gói giao diện dưới dạng APK và thay đổi một con số khổng hồ ứng dụng bên thứ 3, ứng dụng hệ thống, font và hơn thế nữa. Dần dần, Theme Engine trở thành một phần không thể thiếu của CyanogenMod và sau này là Cyanogen OS, và dù nó là một công cụ khá vững chắc, nhưng vẫn chưa thể thoả cơn khát của cộng đồng, và một công cụ mới mang tên RRO Layers ra đời.
Dựa vào framework RRO của Sony, project này vượt qua một vài giới hạn của Lollipop và danh chóng tạo lập danh tiếng như là một công cụ tuỳ biến giao diện đơn giản mà hiệu quả.
OEM theme
Sony đã vươn lên trở thành người dẫn đầu nếu nói đến giao diện OEM, với nhiều tuỳ chỉnh đa dạng trong firmware của mình cũng như mở của cộng đồng Xperia Theme cho các nhà thiết kế bên thứ ba và thậm chí còn tạo ra các công cụ để đơn giản hoá quá trình làm theme nữa. Và chỉ đến năm nay, Samsung và HTC mới bắt đầu học tập khi đều tích hợp Theme vào trong giao diện TouchWiz và Sense của mình và cho phép người dùng tự sáng tạo ra các bộ theme khác nhau thông qua Playstore. Đây thực sự là một bước phát triển đáng mừng, nhất là với người dùng phổ thông không có quá nhiều am hiểu về kĩ thuật.
Themer
Dù không phải là một giao diện hệ thống, nhưng Themer đã cách mạng hoá thế giới giao diện của Android, mở đầu cho kỉ nguyên thay đổi theme chỉ với 1 nút bấm và đem lại sự tiện dụng đến từng đầu ngón tay của người sử dụng. Được phát triển bởi chuyên trang giao diện Android MyColorScreen, Themer có trong tay một kho tàng giao diện đa dạng và đặc sắc với chỉ 3 bước cơ bản. Sự hiệu quả của Themer đã giúp nó nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong giới thiết kế và người dùng và trở thành một sự lựa chọn không thể không nhắc đến khi nói đến giao diện.
CyanogenMod Theme Engine
Bắt nguồn tự một dự án cộng đồng của T-Mobile, Theme Engine hoạt động như một ứng dụng hệ thống cho phép thay đổi framework với những gói giao diện custom. Công cụ hiệu quả này lọt vào mắt xanh của đội ngũ phát triển CyanogenMod, và nhanh chóng được tích hợp vào các bản dựng CM, tiếp tục đề cao tính năng và danh tiếng của nó theo thời gian. Là một công cụ đắc lực của các người dùng chuyên sâu đã 1 thời gian dài rồi, tuy nhiên với việc CyanogenMod bắt tay với OnePlus và Yu và sự ra đởi của Cyanogen OS đã giúp Theme Engine bắt đầu đến tay các người dùng phổ thông, hứa hẹn một tương lai tương sáng.
RRO / Layers
Runtime Resource Overlay là một giải pháp nội bộ của Sony dành cho tính năng Xperia Themes của mình để chống lại những giới hạn của Android Lollipop. Nhận ra tiềm năng của nó, một vài nhà phát triển đã hợp tác để giải phóng khả năng vô hạn của nó và đem nó lên các bản Custom Rom. Mặc dù vậy, sức mạnh càng lớn, trách nhiệm càng nhiều, và Layers đòi hỏi người dùng phải có sự hiểu biết nhất định để setup hoàn chỉnh, nhưng một khi xong, nó liên kết chặt chẽ với Playstore như là một kênh phân phối và cài đặt. Hiện Layers vẫn đang được phát triển và đã được hỗ trợ bởi Marshmallow cũng như dự kiến tích hợp vào các bản ROM OEM.
Tương lai ở đâu?
Slogan Make it Yours luôn là một tôn chỉ nếu nhắc đến giao diện. Người dùng muốn tuỳ biến, muốn linh hoạt và muốn toàn quyền kiểm soát thiết bị của mình. Các nhà OEM và Google rõ ràng là đã nhận ra điều đó, và bản Developer Preview của Android M đã bắt đầu hỗ trợ tính năng theme Dark và Light, cũng như công cụ RRO/Layers đầy triển vọng trên. Dù rằng 2 tính năng này có thể sẽ không sẵn sàng cho phiên bản final dành cho người dùng phổ thông, nhưng sự có mặt của chúng chứng tỏ rằng Google đã và đang âm thầm thay đổi. Cho đến lúc đó, các nhà OEM nổi tiếng sẽ tiếp tục phát triển và đánh bóng các giải pháp của riêng mình và ngày càng gia tăng chất lượng sản phẩm cho người dùng đầu cuối chúng ta.
Nguồn: xda
View more random threads:
Để tuyển dụng môi giới bất động sản hiệu quả, bạn cần xác định rõ nhu cầu tuyển dụng, xây dựng bản mô tả công việc hấp dẫn và sử dụng các kênh tuyển dụng phù hợp. Trước tiên, hãy xác định số lượng...
Làm thế nào để tuyển dụng môi giới bất động sản hiệu quả