Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0

    Trải nghiệm camera LG V10: "Mãnh hổ" trong làng camera phone

    LG luôn chiều lòng khách hàng khi đưa rất nhiều công nghệ thời thượng vào sản phẩm flagship của họ, bên cạnh cấu hình phần cứng thuộc hàng "đỉnh", camera cũng là điểm mà nhiều người dùng quan tâm đến. Vậy ngoài hiệu năng ở phân khúc cao cấp, camera của LG V10 có thực sự tốt hay không? Và so với LG G4 trước đây thì chiếc smartphone này có gì cải tiến hơn? Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm và đánh giá.









    Phần cứng camera nổi bật...

    Đầu tiên là về phần thông số camera, tiếp nối thành công của LG G4, chiếc V10 tiếp tục sở hữu phần cứng chụp ảnh rất tốt như trang bị bộ cảm biến chụp ảnh độ phân giải 16 megapixel, chống rung quang học 3 chiều OIS và đặc biệt có khẩu độ f/1.8, được xem là một trong rất ít camera di động có khẩu độ lớn nhất hiện nay bên cạnh LG G4.

    Việc trang bị khẩu độ lớn hứa hẹn sẽ giúp camera thu sáng tốt hơn, cải thiện khả năng chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu và tốc độ chụp ảnh cũng sẽ nhanh hơn. Ngoài ra LG cũng trang bị cảm biến cân bằng màu Color Spectrum cho chiếc V10, vốn đã từng được sử dụng khá thành công trên LG G4 trước đây.







    Cảm biến này được đặt ngay dưới đèn LED flash cạnh camera, dùng để đo ánh sáng môi trường xung quanh và xác định nguồn sáng, phân biệt nguồn sáng tự nhiên với nhân tạo. Theo đó, cảm biến "Color Spectrum" trên V10 sẽ dùng giá trị hệ màu RGB để phân tích màu từ môi trường xung quanh cũng như đọc các dải sáng tia hồng ngoại phản chiếu lại từ các vật thể để cho ra kết quả chính xác.

    Cảm biến "Color Spectrum" sẽ dùng các thông tin quan trọng này để điều chỉnh độ cân bằng sáng của camera sao cho hợp lý và tạo ra ảnh có màu sắc giống với khung cảnh mà mắt thường nhìn thấy bên ngoài, tức sẽ có sắc độ trung thực nhất có thể. Phần cứng thì "khủng" như vậy, nhưng liệu việc trải nghiệm có thực sự "chất lượng" hay không?



    ...Giao diện người dùng trực quan, nhắm đến mọi đối tượng

    Thật vậy, khi mở ứng dụng camera, chúng tôi khá ấn tượng với giao diện người dùng mà LG mang lại. Máy cho phép bạn chọn lựa giữa Auto cho người bắt đầu lẫn Manual cho dân chuyên nghiệp hoặc những tay thích "vọc vạch", cực kỳ thân thiện với mọi đối tượng người dùng.

    Bên cạnh đó, người dùng có nhiều lựa chọn tùy chỉnh hơn, chẳng hạn như thay đổi tỉ lệ ảnh (1:1, 4:3 hay 16:9), chế độ chụp ảnh Panorama, Multi View, Slo-Mo. Trong số các tùy chỉnh, chế độ Manual (chỉnh tay) là phần được nhiều người quan tâm nhất. Với chế độ chụp này, người dùng có thể can thiệp nhiều hơn như thay đổi tốc độ màn trập (tốc độ chụp cao nhất lên đến 1/6000 giây), phơi sáng (tối đa 30 giây), điều chỉnh White Balance (cân bằng trắng), độ nhạy sáng ISO (hỗ trợ cao nhất đến ISO 2700) và tùy chọn xuất ảnh đinh dạng RAW để dễ dàng xử lý hậu kỳ.

    Tính năng lấy nét tay là một điểm cộng đáng giá và nên thử trên chiếc LG V10 này. Người dùng có thể tự tay điều chỉnh khoảng lấy nét từ cận cảnh (macro) cho đến vô cực (infinity), chủ động hơn trong nhiều trường hợp lấy nét khi chủ thể quá nhỏ (hoặc cũng có thể do ngược sáng) mà chế độ Auto không thể nào bắt nét nổi.

    Về phần lấy nét tự động, LG V10 cho khả năng lấy nét cực nhanh và ổn định trong hầu hết trường hợp nhờ trang bị hệ thống lấy nét bằng laser. Bên cạnh đó, hệ thống chống rung quang học 3 chiều OIS cũng là một yếu tố giúp hình ảnh chụp ra ít bị rung lắc hay nhòe mờ khi ở tốc độ màn trập chậm.



    Bấm 2 lần phím giảm âm lượng để mở nhanh ứng dụng camera cũng là lợi thế để "bắt kịp" những khoảnh khắc trong chụp ảnh.



    Thử độ nét của ảnh khi zoom lên 100%:





    TrướcSau
    Màu sắc từ ảnh LG V10 mang lại không quá rực rỡ mà có phần dịu mắt và đúng với màu thực tế hơn. Dù trong điều kiện thiếu sáng hoặc dưới ánh sáng đèn vàng, máy vẫn cân bằng màu khá tốt khi nhìn bằng mắt thường, nhưng nếu so sánh với LG G4, chúng tôi nhận thấy chiếc LG V10 có xu hướng ám màu hồng nhẹ. Hy vọng hãng sẽ cập nhật sửa đổi phần mềm để khắc phục tình trạng ám màu này trong thời gian tới.

    Bạn đọc có thể so sánh giữa 2 máy với cùng một thông số màn trập, ISO và White Balance ở tấm ảnh dưới đây:




    Ảnh chụp từ LG V10.





    Ảnh chụp từ LG G4.


    Thêm 2 tấm ảnh khác so sánh chất lượng camera LG V10 và LG G4:



    Tấm này LG V10 lại cho nước ảnh ra có phần trong trẻo hơn so với LG G4 (ảnh dưới).






    Chụp bằng LG G4.





    LG V10 - Bật HDR.





    LG G4 - Bật HDR.




    Nhìn chung ở mảng chụp ảnh bằng camera sau, LG V10 không khác gì nhiều so với LG G4 trước đây. Thay vào đó, điểm khác biệt lại nằm ở camera trước: LG đã nắm bắt xu thế chụp "tự sướng nhóm" nên trang bị cho chiếc V10 đến 2 camera trước 5 MP. Theo đó, 1 ống kính sẽ sử dụng cho việc chụp selfie tiêu chuẩn với góc 80 độ, còn ống kính còn lại khi kích hoạt sẽ ứng dụng cho việc chụp nhóm với góc 120 độ.



    Selfie tiêu chuẩn với góc 80 độ.





    Selfie nhóm với góc rộng 120 độ.



    Một số ảnh chụp được trong quá trình trải nghiệm camera LG V10:


    Phơi sáng 15 giây, ISO: 50.​


    Quay video chuyên nghiệp

    Camera sau của LG G4 hỗ trợ quay ở độ phân giải cao nhất là 2160p (4K). Bên cạnh đó, chiếc điện thoại này còn hỗ trợ quay slomo 120 fps (120 khung hình/giây, chỉ sử dụng được tối đa ở độ phân giải 720p) , chống rung quang học.

    Ngoài ra, phần nổi bật và gây ấn tượng với chúng tôi nhất chính là khả năng quay video ở chế độ Manual Mode. Trước đây, việc quay video trên smartphone đa phần chỉ dừng lại ở mức tự động lấy nét hoặc chạm vào điểm để lấy nét. Tất nhiên với phương pháp truyền thống này, việc chuyển vùng nét sẽ không được mượt mà như các dòng máy DSLR hay máy quay chuyên nghiệp.

    LG lần này đã đi đầu và có thể sẽ mở ra một xu thế mới cho việc quay video chuyên nghiệp trên smartphone khi cho phép người dùng có thể thay đổi được White Balance, ISO, tốc độ màn trập và thậm chí cả lấy nét tay (Manual). Mời bạn đọc xem qua video thử nghiệm tính năng lấy nét bằng tay của LG V10:

    Video Manual Mode.



    Giao diện quay video ở chế độ Manual Mode:

    Thử nghiệm Video Manual Mode trên LG V10.



    Nếu không quen với kiểu tùy chỉnh Manual Mode, người dùng cơ bản vẫn có thể lựa chọn tính năng quay ở chế độ Auto. Tuy chỉ ở chế độ tự động nhưng camera của LG V10 vẫn không làm phật lòng người dùng, máy vẫn cho khả năng lấy nét tự động cực kỳ chính xác và khả năng cân bằng lại ánh sáng mỗi khi chuyển vùng sáng rất tốt. Dưới đây là video chứng minh khả năng quay video ở chế độ Auto của LG V10, thậm chí chúng tôi không hề dùng đến tính năng chạm vào điểm để lấy nét nhưng chiếc smartphone này vẫn có thể "hiểu ý" và hoạt động hoàn hảo:

    Quay Video ở chế độ Auto.



    Ngoài ra, chúng tôi cũng thử nghiệm khả năng chống rung 3 chiều OIS trên chiếc LG V10 này bằng cách quay video khi xe đang chạy:

    Quay bằng LG V10.



    Kết luận

    Nhìn chung, chất lượng camera của LG V10 rất tốt, cho khả năng bắt nét và tốc độ chụp ảnh cực kỳ nhanh, cùng đó là hệ thống chống rung hoạt động hiệu quả. Với giao diện sử dụng trực quan, chiếc smartphone này phù hợp và thỏa mãn mọi đối tượng người dùng từ cơ bản cho đến các tay chụp ảnh chuyên nghiệp.

    Bên cạnh đó, chế độ điều chỉnh thông số bằng tay một lần nữa thể hiện rõ được thế mạnh của V10 và dễ dàng đánh bật được khá nhiều đối thủ trên thị trường. Tất nhiên chiếc flagship lần này của LG vẫn còn đó lỗi không đáng kể nhưng nhìn theo hướng khách quan hơn, đây xứng đáng được xem là đối thủ rất nặng ký trong làng camera phone hiện tại.​

  2. #2
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    15
    tiếp nối thành công của LG G4, chiếc V10 tiếp tục sở hữu phần cứng chụp ảnh rất tốt như trang bị bộ cảm biến chụp ảnh độ phân giải 16 megapixel, chống rung quang học 3 chiều OIS và đặc biệt có khẩu độ f/1.8, được xem là một trong rất ít camera di động có khẩu độ lớn nhất hiện nay bên cạnh LG G4.

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •