Quy trình ướp xác có một không hai... không khác gì hành xác đến cực độ, chịu khổ hạnh để trở thành Phật được nhiều nhà sư ở Nhật áp dụng.

Thuật ướp xác tồn tại ở nhiều dân tộc khác nhau với nhiều cách thức khác nhau nhằm bảo quản xác người chết khỏi bị phân hủy. Tuy nhiên, một số người lại áp dụng những nghi thức nhằm ướp xác mình ngay khi còn sống.

Tục ướp xác sống này được những nhà sư thuộc dòng tu bí truyền Shingon ở Nhật thực hiện từ 1000 năm trước. Dòng tu Shingon được thành lập bởi một nhà sư có tên Kubai. Dòng tu là sự kết hợp của nhiều yếu tố tôn giáo khác nhau như đạo Phật, Đạo giáo, dòng Shinto cũ. Kubai mất năm 835. Tương truyền ông cũng chính là người khởi tạo nên thuật tự ướp xác, gọi là sokushinbutsu. Xác của ông được bảo quản nguyên vẹn, thậm chí mái tóc của ông còn tiếp tục phát triển khỏe mạnh nhiều năm sau đó.



Khổ hạnh như thuật ướp xác sống của nhà sư Nhật Bản

" style="box-sizing: border-box; border: 0px; ; vertical-align: baseline; cursor: -webkit-zoom-in;">


Sau khi Kubai qua đời, nhiều nhà sư đã tiếp bước ông nhưng con đường ướp xác thành Phật không hề dễ dàng. Để đạt đến trạng thái sokushinbutsu, người thực hiện phải trải qua 6 năm ròng rã đầy đau đớn và khắc nghiệt để chuẩn bị cho cơ thể của mình.

Đầu tiên, người thực hiện trải qua chế độ ăn uống chỉ có hạt, trái cây và quả mọng trong 1000 ngày đồng thời kết hợp tập luyện khắc khổ. Mục đích của giai đoạn này là nhằm giảm thiểu tối đa lượng mỡ và thịt trong cơ thể, nguyên nhân chính gây ra tình trạng thối rữa và phân hủy ở những xác ướp.



Khổ hạnh như thuật ướp xác sống của nhà sư Nhật Bản
" style="box-sizing: border-box; border: 0px; ; vertical-align: baseline; cursor: -webkit-zoom-in;">


Tiếp theo là 1000 ngày chỉ ăn rễ và vỏ cây nhằm tiêu hao lượng nước trong cơ thể.



Khổ hạnh như thuật ướp xác sống của nhà sư Nhật Bản
" style="box-sizing: border-box; border: 0px; ; vertical-align: baseline; cursor: -webkit-zoom-in;">


Giai đoạn thứ ba, nhà sư sẽ uống một thứ trà độc được chế từ cây dầu bóng. Thứ trà này sẽ gây nên chứng nôn mửa và mất nước trong cơ thể. Tuy nhiên nó cũng là một chất bảo quản rất tốt khiến các loại côn trùng và nấm không thể phá hoại cơ thể sau khi chết.



Khổ hạnh như thuật ướp xác sống của nhà sư Nhật Bản
" style="box-sizing: border-box; border: 0px; ; vertical-align: baseline; cursor: -webkit-zoom-in;">


Cuối cùng, sau 6 năm chịu khổ hạnh, nhà sư sẽ tự nhốt mình vào một ngôi mộ đá và ngồi thiền cho đến lúc chết. Một ống thông được đặt vào trong ngôi mộ để cung cấp oxy bên cạnh mà một chiếc chuông nhỏ, mỗi ngày nhà sư sẽ rung chuông một lần để người ngoài biết rằng mình còn sống.



Khổ hạnh như thuật ướp xác sống của nhà sư Nhật Bản
" style="box-sizing: border-box; border: 0px; ; vertical-align: baseline; cursor: -webkit-zoom-in;">


Khi chiếc chuông ngừng rung, ống thông sẽ bị rút ra, ngôi mộ bị niêm phong. Sau 1000 ngày, người ta sẽ tiến hành mở mộ để xem nhà sư có đạt được đến trạng thái sokushinbutsu hay không.


Khổ hạnh như thuật ướp xác sống của nhà sư Nhật Bản
" style="box-sizing: border-box; border: 0px; ; vertical-align: baseline; cursor: -webkit-zoom-in;">


Nếu thành công, nhà sư sẽ được coi như Phật và được mang về chùa để thờ cúng. Ngược lại, nhà sư sẽ được tán dương vì những nỗ lực của mình và chôn lại trong mộ.


Khổ hạnh như thuật ướp xác sống của nhà sư Nhật Bản
" style="box-sizing: border-box; border: 0px; ; vertical-align: baseline; cursor: -webkit-zoom-in;">


Có hàng trăm nhà sư thực hiện nghi thức sokushinbutsu nhưng người ta chỉ biết có 28 nhà sư thực hiện thành công. Sokushinbutsu đã bị chính phủ Nhật Bản ngăn cấm từ thế kỉ 19. Ngày nay người ta có thể ghé nhiều ngôi chùa để chiêm ngưỡng những xác ướp đặc biệt này.

Dori (TT&VH