Nghiện smartphone tới mức phớt lờ những gì đang xảy ra xung quanh là một hội chứng xã hội nghiêm trọng và đã được đưa vào từ điển với cái tên Phubbing

Hãy thử tưởng tượng thế này nhé: bạn đang có một buổi ăn tối lãn mạn với nữa kia của mình, và đang tính dành cả một ngày cho người đó, và đột nhiên khi đang đang cố gắng để trò chuyện, thì khi nhìn qua người kia lại thấy anh/cô ấy đang cắm mặt vào điện thoại, chắc hẳn cảm giác như là đang nghe nhạc phim Titanic trong đầu vậy.


Đây chắc chắn chẳng phải là một điều ngọt ngào gì cả. Có lẽ là bạn chỉ muốn giật ngay chiếc điện thoại đáng ghét đó và bẻ đôi nó như chiếc thuyền trong Titanic vậy. Nhìn vào điện thoại ngày nay gần như là đã trở thành thói quen của rất nhiều người. Không chỉ giữa các cặp tình nhân, mà thậm chí có khá nhiều mối quan hệ bạn bè đã bị ảnh hưởng bởi “hiện tượng thời smartphone” này.


Nếu bạn chưa biết thì hiện tượng nghiện điện thoại tới mức phớt lờ những người xung quanh đã được đưa và từ điển tiếng Anh dưới cái tên Phubbing (Phone: Điện thoại; Snubbing: phớt lờ), như thế cũng đủ chứng tỏ sức ảnh hưởng của nó. Trường Đại học Baylor đã làm một nghiên cứu khảo sát 453 người dân Mỹ, và kết quả là rất nhiều trong số họ đang là nạn nhân của chứng Phubbing. Nếu bạn là một trong những người như vậy thì chắc hẳn không phải là tin mừng đâu. Gần một nữa những người được khảo sát cho biết rằng người bạn của mình quá chú tâm vào điện thoại. 22% đã cho biết rằng việc này đã dẫn đến gây gỗ, trong khi đó 37% cho biết họ thấy rất tuyệt vọng trong mối quan hệ như vậy, ít nhất là mỗi khi người kia chú tâm vào điện thoại.


Nhân tiện, Phubbing không chỉ ám chỉ việc dùng điện thoại khi đang ăn uống hay hoạt động với người khác. Những người được phỏng vấn còn thấy rằng việc người yêu của mình luôn để điện thoại ở một nơi dễ thấy khi đang “thân mật” cũng gây sự khó chịu. Nói thì có vẻ khá vô lý, nhưng hãy tưởng tượng khi có chuông điện thoại, hoặc thậm chí là âm thanh thông báo của Facebook, anh/cô ấy lập tức nhoài tới xem khi cả hai đang “thăng hoa”, thì tất nhiên ai mà chịu cho nổi.


Họ không hẳn là ghét cái căn bệnh nghiện điện thoại của bạn. Mà thật chất là về việc hành động của bạn với chiếc điện thoại là như thế nào. Hãy thử nghĩ xem, đối với người mà bạn yêu thương, điều này có thể được hiểu rằng có quá nhiều thứ trong cuộc đời bạn quan trọng hơn là mối quan hệ giữa hai người.


Theo A. Roberts, một nhà nghiên cứu của trường Đại học Baylor thì khi một ai đó nhận thấy mình bị nữa kia phớt lờ thì điều này sẽ gây ra sự chấn động trong tâm lý và làm giảm sự thỏa mãn trong mối quan hệ, từ đó dẫn đến sự kém thỏa mãn trong cuộc sống và cuối cùng là tăng sự chán nản.


Smartphone cũng như là một thứ vũ khí, một công cụ nguy hiểm. Một chiếc smartphone có thể là món đồ đáng tiền nhất mà bạn từng mua, nhưng bạn phải biết các sử dụng nó một các hợp lý. Nếu cứ quá quan trọng hóa nó thì sẽ rất dễ mắc phải chứng nghiện điện thoại và bỏ qua những mối quan hệ xã hội xung quanh.


Chắc chắn rằng nếu cố gắng thì bạn sẽ có thể cân bằng được giữa smartphone và đời sống xã hội. Hãy thử tắt mạng và thưởng thức một buổi tối lãn mạn với nữa kia của mình, bạn có thể chụp một tấm ảnh để đăng lên Facebook, khoe buổi đi chơi tuyệt vời với người mình yêu, rồi cất điện thoại đi. Chắc hẳn cũng chẳng ai thấy phiền lòng nếu chỉ có như vậy đâu.


Nguồn: AndroidAuhority