Đừng quá tin vào những bộ phim Hollywood, cũng đừng quá tin vào những lời đồn về não bộ, vì chúng vẫn còn nhiều bí ẩn chưa giải thích được.

Trong bộ phim Lucy, diễn viên Morgan Freeman vào vai một nhà thần kinh học đã nói “Con người chúng ta chỉ sử dụng khoảng 10% khả năng của não bộ. Hãy thử tưởng tượng rằng nếu ta có thể cùng được 100% thì sao?”. Tuy những lời nói này nghe rất hấp dẫn nhưng đáng tiếc là nó không đúng. Sau khi xem bộ phim Lucy, Ramina Ada, và Jason Chan, hai sinh viên khoa thần kinh đã tốt nghiệp trường Western University ở Ontario đã quyết định thu thập thông tin những điều mà người ta thường nghĩ sai về não bộ.


1. Chúng ta chỉ sử dụng được 10% não bộ


Vào năm 1970, nhà tâm lý học nổi tiếng William James đã cho rằng “Chúng ta chỉ sử dụng một phần rất nhỏ khả năng của trí óc và cơ thể.” Các nhà báo sau này đã trích dẫn sai lệch lời của ông ta thành "một người bình thường chỉ phát triển được khoảng 10% năng của não bộ". Tuy nhiên, sau này các thí nghiệm với máy scan đã cho thấy chúng ta sử dụng tất cả các phần của não bộ khi hoạt động, nhưng không phải cùng một lúc. Chính vì vậy mà một chấn thương đến một vùng của não sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và hành động của chúng ta.


2. Cho những đứa trẻ sơ sinh nghe nhạc cổ điển sẽ khiến chúng thông minh hơn


Năm 1998, bang Georgia phân phát những đĩa CD nhạc cổ điển cho những gia đình có trẻ sơ sinh. Trong mỗi đĩa CD đều có một tin nhắn từ trưởng bang với nội dung “Tôi hy vọng rằng bạn và đứa bé sẽ thích nó – và đứa nhóc sẽ phát triển thành một nhân tài.” Sự kiện này được cho là đã dựa vào hiệu ứng Mozart và đã nhận được sự hài lòng của rất nhiều người. Hiệu ứng này trở nên nổi tiếng từ năm 1993, một cuộc thử nghiệm cho 36 sinh viên của trường Đại học California tại Irvine nghe nhạc của Mozart trước khi làm bài kiểm tra IQ thay vì làm các bài tập thư giản hay im lặng, và kết quả là nghe nhạc Mozart khiến các sinh viên làm bài tốt hơn. Tuy nhiên từ đó về sau không một thử nghiệm nào cho kết quả giống vậy cả. Thực tế, vào năm 1999, trường Đại học Harvard đã tổng hợp kết quả từ 16 cuộc thử nghiệm tương tự và đã đưa ra kết luận rằng hiệu ứng Mozart là không có thật.


3. Người lớn không thể phát triển thêm tế bào não


Những con chuột, thỏ, và thậm chí là chim trưởng thành đều có thể phát triển thêm các neuron thần kinh mới, nhưng trong vòng 130 năm, các nhà khoa học đã không thể chứng minh được là con người có thể phát triển thêm tế bào não khi đã trưởng thành. Tuy nhiên vào năm 1998, một nhón các nhà khoa học Thụy Điển đã cho thấy các tế bào não mới hình thành tại hồi hải mã, một bộ phận liên quan đến lưu giữ kí ức. Sau đó, vào năm 2014, một nhóm nhà khoa học tại Viện Karolinska ở Thụy Điển đã nghiên cứu carbon-14 trong DNA để theo dõi tuổi tế bào, và đã xác nhận rằng vùng vân của não bộ sẽ sản xuất ra những neuron mới trong suốt cuộc đời chúng ta. Vậy nên các tế bào não của chúng ta liên tục được phục hồi.


4. Về mặt sinh học thì não đàn ông phù hợp cho toán học và khoa học, còn não phụ nữ thì hợp hơn cho tâm lý học


Có một điều chắc chắn rằng cấu trúc não của đàn ông và phụ nữ có sự khác biệt nhỏ. Hồi hải mã ở phụ nữ thường lớn hơn đàn ông. Trong khi đó hạch hạnh nhân (amygdala), liên quan đến việc tạo cảm xúc, của đàn ông lại lớn hơn (ngược lại với những gì bạn thường nghĩ phải không?) Sự khác biệt này không phải là do cấu trúc sinh học mà là do sự khác biệt văn hóa của hai giới tính. Ví dụ, trong năm 1999, một cuộc khảo sát tại Đại học Waterloo ở Ontario đã đưa cho đàn ông và phụ nữ một bài toán khó. Kết quả là phụ nữ, ngay cả những người có tiểu sử giỏi toán, vẫn có điểm thấp hơn đàn ông, nhưng khi được cho biết rằng bài kiểm tra này không phân biệt giới tính thì phụ nữ lại làm tốt như đàn ông.


5. Bị hôn mê cũng như đang nằm ngủ vậy, khi tính dậy thì sẽ thấy tinh thần thoải mái


Trong phim, hội chứng hôn mê có vẻ như khá vô hại: Một bệnh nhân nằm trên giường hôn mê nhiều tháng và tỉnh dậy một cách hoàn toàn tỉnh táo. Nhưng trong thực tế, những người mắc hội chứng hôn mê khi tỉnh dậy thường sẽ mất khả na8g hoạt động và cần thời gian rất nhiều để hồi phục lại. Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp năm 2012 qua máy scan đã cho thấy dù khi ngủ thì phần não đảm nhiệm duy trì hoạt động của con người vẫn liên tục hoạt động và phát sáng (dưới máy scan), nhưng với những người hôn mê thì nó sẽ không phát sáng, nhưng các phần não khác vẫn phát sáng. Và hầu hết những triệu chứng hôn mê đều không tồn tại quá hai đến bốn tuần.


6. Chơi trò ô chữ sẽ giúp phát triển trí nhớ


Nếu bạn cảm thấy buồn chán và thất vọng vì bản thân không giải được những trò ô chữ thì tin vui là các nhà khoa học đã chứng minh là chơi các trò ô chữ sẽ giúp bạn trở thành…người rất giỏi trò ô chữ và không có lợi ích gì khác. Trong một nghiên cứu năm 2011 tại trường Đại học Y dược Albert Einstein đã phát hiện ra rằng giải các ô chữ đầu tiên sẽ giúp làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ ở độ tuổi từ 75 đến 85, nhưng sẽ thúc đẩy quá trình suy giảm này khi mà bạn đang bước vào giai đoạn giảm trí nhớ. Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý là chơi ô chữ không gây hại gì, nhưng nó cũng không giúp ích gì cho trí nhớ của bạn.


7. Phương pháp dạy phù hợp cách học của học sinh sẽ giúp người học nắm bắt nội dung tốt hơn


Năm 2006, các nhà tâm lý học tại Đại học California ở Santa Barbara đã thấy được rằng các sinh viên cũng không có kết quả khá hơn dù cho đã dùng phương pháp dạy học mà họ thấy phù hợp. Và vào năm 2009, theo các cuộc khảo sát thì không có gì chứng minh được rằng phương pháp dạy học phù hợp với cách học của học sinh, sinh viên sẽ giúp họ tiếp thu tốt hơn.


8. Uống đồ uống có cồn sẽ giết chết tế bào não


Cái cảm giác nhức đầu chóng mặt sau khi uống 4-5 ly rượu không phải là do các tế bào não đang bị giết chết. Các nhà khoa học của Viện Bartholin tại Đan Mạch đã so sánh não của một người nghiện rượu và một người không nghiện rượu sau khi qua đời, và họ thấy rằng số neuron trên cả hai là bằng nhau. Đồ uống có cồn, như nhiều chất khác, có thể giết chết tế bào não nếu như dùng ở liều quá cao, nhưng uống ở một liều lượng trung bình thì sẽ giết chết chúng, nó chỉ ảnh hưởng đến sự giao tiếp giữa các neuron, khiến cho chúng ta khó thực hiện được những việc đơn giản như đi, nói và đưa ra quyết định.


9. Giác quan thứ 6 là một điều đã được khoa học xác nhận


Extrasensory perception - ESP – khả năng nhận thứ cảm quan sâu sắc – hay còn được gọi là giác quan thứ 6, đã được thí nghiệm từ những năm 1930. Josheph Banks Rhine, một nhà thực vật học tại Đại học Duke, đã cho rằng có những người có khả năng nhìn một mặt của lá bài và đoán được chính xác lá bài đó bằng các “đọc” ý nghĩ của người khác. Dù vậy, sau đó thì không có những bài thử nghiệm nào cho thấy ESP là có thật, và bí ẩn cứ tiếp diễn, một phần là vì trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, CIA đã thuê các gián điệp ngoại cảm để sử dụng. Mạng lưới các gián điệp ngoại cảm này được chấm dứt từ năm 1995, khi CIA cuối cùng cũng kết luận rằng ESP không phải là một thứ vũ khí, thậm chí nó còn không được xem là một thứ có thật vì các thông tin mà những “nhà ngoại cảm” mang về không hề có “chất lượng.”


10. Một số người mạnh về não trái (suy nghĩ logic) và một số mạnh về não phải (sáng tạo)


Vào năm 1960, Roger Sperry, một nhà thần kinh học tại Viện nghiên cứu công nghệ California, đã cắt dây nối hai bán cầu não trên những bệnh nhân bị chứng động kinh để giảm hoặc chấm dứt sự lên cơn của họ. Sau đó, ông thử một thí nghiệm cho các hình ảnh chiếu qua mắt trái hoặc phải của bệnh nhân. Sperry nhận ra rằng bán cầu trái của não có thể xử lý thông tin bằng lời nói tốt hơn, trong khi bán cầu phải thì tốt hơn trong việc xử lý hình ảnh và môi trường. Qua nhiều thập kỷ những kết quả trên đã bị hiểu sai và từ đó với sự “góp sức” của những quyển sách tự tìm hiểu bản thân đã làm cho mọi người đều lầm tưởng về sự khác biệt giữa hai bán cầu não. Hiện tại chẳng có bằng chứng nào cho việc đó là sự thật, nhưng có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy kết quả ngược lại: ví dụ, vào năm 2012 các nhà thần kinh học tại Đại học British Columbia đã tìm ra rằng khi chúng ta suy nghĩ sáng tạo thì sẽ thúc đẩy hoạt động của một mạng lưới neuron rộng lớn, chứ không phải là chỉ tập trung nhiều vào một bên não.


Nguồn: PopSci