Để khám phá những điều mới mẻ trong Windows 8.1, bạn thường chọn cách cài đặt thử nghiệm nó trên một máy ảo thông qua các chương trình như VMware Workstation hoặc VM VirtualBox, sở dĩ như vậy là vì bạn không muốn bỏ hệ điều hành mình đang sử dụng. Nhưng cách này có thể làm hệ thống hiện tại trở nên chậm chạp khi chạy máy ảo. Tuy vậy, vẫn còn một cách khác để cài đặt Windows 8.1 trên đĩa cứng mà không làm ảnh hưởng tới hệ điều hành mình đang sử dụng đó là cài đặt khởi động kép trên cùng một máy tính.

<div style="text-align: center">
​</div>
Cách này cung cấp cho bạn một cài nhìn rõ ràng hơn khi lựa chọn một một phiên bản hệ điều hành muốn khởi động. Theo đó, bạn phải chuẩn bị một vài công việc trước khi thực hiện, sau đó làm theo các bước dưới đây để có thể chuyển đổi qua lại giữa các hệ điều hành theo ý muốn. Lưu ý rằng quá trình này chỉ áp dụng cho máy tính chạy Windows 7 hoặc Vista, để thiết lập một hệ thống khởi động kép với Windows XP hoặc Ubuntu bạn phải cần đến một công cụ bên thứ ba như EasyBCD.

Bước 1: Sao lưu dữ liệu

<div style="text-align: center">
​</div>
Để tránh rủi ro có thể xảy ra sau khi cài đặt một hệ điều hành mới vào máy tính, bạn nên sao lưu toàn bộ hệ thống hiện tại đang sử dụng. Dữ liệu cần sao lưu ở đây nằm trong ổ đĩa C và cả ổ đĩa mà bạn cần sử dụng để phân hoạch sau đó bao gồm hình ảnh, video và các tài liệu quan trọng. Tốt nhất là tạo một ảnh sao lưu toàn bộ ổ đĩa, vì như vậy sẽ bảo đảm tính trọn vẹn của dữ liệu sau khi phục hồi. Windows 7 đã tích hợp sẵn tính năng backup để bảo vệ các tệp tin dữ liệu của bạn, nhưng để để mang lại hiệu quả cao chúng ta cần phải sử dụng các phần mềm của bên thứ ba như AOMEI Backupper, Redo Backup and Recovery, Cobian Backup…
Bước 2: Phân hoạch đĩa cứng
<div style="text-align: center">
​</div>
Điều kiện để cài đặt thêm một hệ điều hành khác trên cùng một máy tính là bạn sẽ phải tạo một phân vùng ổ đĩa mới có dung lượng ít nhất là 16GB (với Windows 8.1 nền tảng 64-bit thì cần 20GB).
Để làm điều này, trước hết hãy gõ cụm từ "disk management" vào hộp tìm kiếm nằm trên nút Start, với kết quả nhận được là "Create and format hard disk partitions" bạn hãy nhấn vào nó để mở tiện ích Disk Management. Chọn một ổ đĩa có dung lượng lớn nhất và nhấn chuột phải vào nó, chọn Shrink Volume từ menu ngữ cảnh. Hộp thoại Querying Shrink Space sẽ xuất hiện trọng vài giây và tiếp sau đó nó sẽ hiển thị các thông tin liên quan đến dung lượng toàn bộ của ổ đĩa và dung lượng có thể tách ra với đơn vị là MB. Trong ô nhập "Enter the amount of space to shrink in MB", bạn có thể nhập dung lượng cần sử dụng là 16 GB (tương đương 16000 MB) hoặc lớn hơn, sau cùng nhấn nút Shrink. Như vậy sau khi hoàn tất, nó sẽ tạo ra một phân vùng đĩa cứng mới có kích thước bằng với con số mà bạn đã định trước đó. Bước tiếp theo chúng ta sẽ chọn phân vùng này để cài đặt Windows 8.1.

Bước 3: Tải bản cài đặt Windows

<div style="text-align: center">
​</div>
Khi tìm kiếm trên Google, bạn sẽ nhận được bản sao của Windows 8.1 từ rất nhiều Link được cung cấp trên mạng dưới dạng tệp tin ảnh ISO. Nếu không muốn mua đĩa cài đặt ngoài cửa hàng cung cấp phần mềm máy tính, chúng ta cũng có thể tải về phiên bản Preview từ đây. Có một sự lựa chọn giữa nền tảng 32-bit và 64-bit tùy thuộc vào máy tính của bạn, nhưng nếu là 64-bit thì càng tốt hơn. Tiếp theo hãy sử dụng tiện ích ghi đĩa sẵn có trong Windows 7 để ghi tệp tin .ISO vào một đĩa DVD.

Bước 4: Cài đặt Windows 8.1

<div style="text-align: center">
​</div>
Chèn đĩa DVD đã tạo ở bước trên vào máy tính và khởi động lại hệ thống, thiết lập BIOS hoặc CMOS để khởi chạy từ đĩa DVD. Đầu tiên bạn chọn ngôn ngữ và nhấn Install Now, tiếp đến cần phải có một key phù hợp với tệp tin ISO đang sử dụng. Với Windows 8.1 Preview, key chính là NTTX3-RV7VB-T7X7F-WQYYY-9Y92F. Sau đó bạn phải chọn Custom chứ không phải là Upgrade, cửa sổ lựa chọn phân vùng đĩa cứng để cài đặt sẽ hiện ra và chúng ta phải nhấn vào mục "Drive options (advanced)" rồi chọn không gian đĩa đã tạo trong bước 2. Nhấn New từ biểu tượng drive options phía bên dưới, thừa nhận kích thước đã hiển thị và nhấn Apply. Bây giờ bạn đã định phân vùng cài đặt Windows 8.1, hãy nhấn Next tới rồi chờ đợi khoảng 20 phút để hoàn tất quá trình cài đặt. Ở đây sẽ không có lựa chọn đặc biệt cho việc tạo multi-boot khi bạn sử dụng một phân vùng riêng biệt mà nó sẽ được kích hoạt tự động.

Bước 5: Khởi động lại hệ thống mới

<div style="text-align: center">
​</div>
Màn hình khởi động của bạn giờ đây sẽ có 2 tùy chọn là Windows 8.1 và Windows 7, trong đó Windows 8.1 được hiển thị trên cùng. Theo mặc định, màn hình này sẽ hiển thị trong khoảng 30 giây, nếu không có lựa chọn nào từ bàn phím thì nó sẽ khởi chạy Windows 8.1. Bạn có thể nhấn vào mục "Change defaults or other options" phía dưới để thay đổi thứ tự khởi động mặc định cũng như thời gian chờ tương ứng.

Theo XHTT